Công thức diện trang phục sequins và đính đá đẹp sang trọng mà không sợ 'lố'
Ngoài ra, cũng cần lưu ý "cảm giác nặng ở bìu".Đạo đức cầu thủ Việt Nam: Cuộc chiến lâu dài không chỉ của riêng CLB
Hôm qua (25.1), ban tổ chức SEA Games 33 đã thông qua điều lệ chỉ cho phép các cầu thủ U.22 (dự kiến sinh từ ngày 1.1.2003 trở đi) tham dự môn bóng đá nam. Đồng nghĩa, các đội bóng trong đó có U.22 Việt Nam chỉ được sử dụng đội hình thuần túy gồm các cầu thủ dưới 23 tuổi. Sẽ không có chuyện được sử dụng từ 2 đến 3 cầu thủ quá tuổi như trước đây.Luật chơi tại SEA Games 33 vạch ra thử thách không nhỏ cho U.22 Việt Nam, nhất là khi nhìn vào chiều dài lịch sử, không khó nhận ra cả hai tấm HCV của bóng đá Việt Nam có dấu ấn rất lớn từ những cầu thủ quá tuổi trong đội hình.Tại SEA Games 30, ban tổ chức cho phép mỗi đội đăng ký 2 cầu thủ quá tuổi. HLV Park Hang-seo đã tận dụng cơ hội để đăng ký Đỗ Hùng Dũng và Nguyễn Trọng Hoàng vào danh sách. Đây là quyết định chính xác, khi 2 cựu binh đều chơi rất ổn định và kinh nghiệm, góp công lớn trên hành trình vô địch với thành tích bất bại của U.22 Việt Nam. Hùng Dũng trở thành ông chủ tuyến giữa, hỗ trợ cho Nguyễn Hoàng Đức và Nguyễn Đức Chiến. Còn Trọng Hoàng là mũi lao bền bỉ ở hành lang phải, giải phóng khoảng trống cho các chân sút trẻ như Hà Đức Chinh, Nguyễn Tiến Linh.Đến SEA Games 31, khi vào vai chủ nhà, Việt Nam cho phép mỗi đội đăng ký 3 cầu thủ quá tuổi. Lần này, lựa chọn của ông Park là Hùng Dũng, Hoàng Đức và Tiến Linh. Một lần nữa, đây lại là lựa chọn sáng suốt khi các cựu binh không chỉ tạo nên sự chững chạc và khoa học cho lối đá, mà còn ghi những bàn thắng quan trọng. Đơn cử, Hùng Dũng là tác giả pha lập công vào lưới Myanmar ở vòng bảng. Sau đó, anh kiến tạo cho Tiến Linh đánh đầu tung lưới Malaysia trong hiệp phụ ở trận bán kết. Còn tại những giải đấu không được sử dụng cầu thủ quá tuổi (tính từ khi môn bóng đá nam SEA Games là câu chuyện của đội trẻ, không phải đội tuyển quốc gia), U.22 Việt Nam chưa từng đoạt HCV. Thậm chí, lọt vào chung kết cũng là nhiệm vụ khó khăn. Tại SEA Games 32 (năm 2023), U.22 Việt Nam của HLV Philippe Troussier chỉ đoạt HCĐ, bằng thành tích ở SEA Games 28 (năm 2015) của HLV Toshiya Miura. Hay tại SEA Games 29 (năm 2017), U.22 Việt Nam bị loại ngay vòng bảng dù ra quân với lứa cầu thủ chất lượng.Tất nhiên, thử thách tại SEA Games 33 là chuyện "khó người khó ta". Các đội sẽ đều chinh chiến với đội hình thuần trẻ. Khi không còn đàn anh làm điểm tựa, các cầu thủ trẻ phải tự đứng trên đôi chân của mình, trui rèn bản lĩnh thi đấu và kỷ luật chiến thuật để vượt qua chặng thi đấu dày đặc tại SEA Games.HLV Kim Sang-sik đang có trong tay một thế hệ giàu tiềm năng, với những cái tên ông đã lựa chọn đôn lên đội tuyển Việt Nam để bồi dưỡng như Bùi Vĩ Hào, Nguyễn Thái Sơn, Nguyễn Trung Kiên, Khuất Văn Khang, Nguyễn Đình Bắc, Nguyễn Văn Trường... Đó đều là những cầu thủ đã ít nhiều được ra sân tại V-League, hay từng tỏa sáng ở cấp độ trẻ. Tuy nhiên, cần nhìn nhận thực tế ngoại trừ Thái Sơn và Vĩ Hào, các cầu thủ trẻ còn lại đều chưa có đủ 30 trận thi đấu tại V-League. Một số cầu thủ cũng chỉ mới nổi lên thời gian qua như Đình Bắc hay Trung Kiên cần thêm thời gian để "ngọc thô" trở thành "ngọc tinh". Bản lĩnh, kinh nghiệm và khả năng điều chỉnh tâm lý của những ngôi sao này vẫn là dấu hỏi. HLV Kim Sang-sik khó trông đợi các cầu thủ này được ra sân thường xuyên. Bởi dùng cầu thủ trẻ thế nào là chiến lược của từng đội bóng. Nhà cầm quân người Hàn Quốc chỉ có thể tận dụng từng đợt tập trung để đan cài lứa trẻ với đàn anh, nhằm giúp các "măng non" hiểu được cần gì để trở thành những ngôi sao thực thụ. U.22 Việt Nam cũng sẽ có những chuyến tập huấn bổ ích trong năm nay, trước mắt là tham gia giải giao hữu quốc tế tại Trung Quốc vào tháng 3 tới để tự mài giũa.Phải "tự lực cánh sinh" tại SEA Games 33 cũng là... điều hay với U.22 Việt Nam. Ông Kim sẽ có căn cứ chuẩn xác nhất để đánh giá năng lực học trò. Cần những phép thử liều cao như vậy để cầu thủ trẻ tiến lên nấc thang đẳng cấp mới.
Chiếc váy ‘hoa hồng’ siêu đặc biệt của Chi Pu tại sân khấu quốc tế
Ngày 19.3, Chủ tịch UBND TP.HCM Nguyễn Văn Được vừa ký văn bản về việc kiểm điểm trách nhiệm các ban quản lý dự án đầu tư xây dựng và địa phương giải ngân đầu tư công dưới 95%.Ở nhóm ban quản lý dự án, đơn vị cam kết giải ngân vốn lớn nhất là Ban Quản lý dự án đầu tư xây dựng các công trình giao thông hơn 12.400 tỉ đồng, Ban Quản lý dự án đầu tư xây dựng các công trình dân dụng và công nghiệp hơn 8.400 tỉ đồng, Ban Quản lý đường sắt đô thị 4.950 tỉ đồng.Tuy nhiên kết quả giải ngân đều không đạt yêu cầu. Kết quả cụ thể, Ban Quản lý dự án đầu tư xây dựng các công trình dân dụng và công nghiệp giải ngân đạt tỷ lệ 35%; Ban Quản lý dự án đầu tư xây dựng các công trình giao thông 47%; Ban Quản lý đường sắt đô thị 52%; Ban Quản lý Nông nghiệp và phát triển nông thôn 38%; Ban Quản lý Khu Công nghệ cao 79%; Ban Quản lý khu Công viên lịch sử văn hóa dân tộc 75%; Ban Quản lý Khu Nông nghiệp công nghệ cao chỉ đạt 2%.Ở khối địa phương có 11 quận, huyện chưa đạt yêu cầu, tỷ lệ giải ngân đầu tư công từ 84% trở xuống gồm: huyện Cần Giờ, huyện Hóc Môn, huyện Nhà Bè, quận 1, quận 11, quận 3, quận 4, quận 5, quận 6, quận Phú Nhuận và quận Tân Bình.Chủ tịch UBND TP.HCM đề nghị thủ trưởng 18 cơ quan, đơn vị nêu trên khẩn trương kiểm điểm, làm rõ trách nhiệm tổ chức, cá nhân liên quan, xử lý nghiêm theo quy định của Đảng, pháp luật của Nhà nước.Chế tài xử lý theo từng nhóm như tổ chức, cá nhân cố tình gây khó khăn, cản trở, làm chậm tiến độ giao vốn; kiên quyết xử lý hành vi tiêu cực, tham nhũng trong quản lý đầu tư công; thay thế kịp thời cá nhân yếu kém về năng lực, sợ sai, sợ trách nhiệm, đùn đẩy, né tránh khi thực thi công vụ.Năm 2024, TP.HCM được Chính phủ giao tổng vốn đầu tư công hơn 79.000 tỉ đồng. Đến ngày 17.2.2025, địa phương mới giải ngân hơn 58.000 tỉ đồng (đạt hơn 73%).Năm 2025, tổng vốn đầu tư công của TP.HCM hơn 84.000 tỉ đồng. Để đảm bảo tiến độ giải ngân trên 95%, Chủ tịch UBND TP.HCM yêu cầu các cơ quan, đơn vị triển khai nghiêm túc kế hoạch giải ngân. TP.HCM đặt mục tiêu giải ngân quý 1 ít nhất 7,5%, quý 2 đạt 25%, quý 3 đạt 50%, quý 4 và cả năm đạt ít nhất 95%, phấn đấu đạt 100%.Nếu từng quý không giải ngân đạt theo mức trên, người đứng đầu sẽ bị phê bình. Nếu tỷ lệ giải ngân cả năm thấp hơn tỷ lệ chung của thành phố hoặc có từ 2 quý trở lên giải ngân thấp hơn mục tiêu chung sẽ bị kiểm điểm, khiển trách.Với các dự án chậm tiến độ, chưa hoàn thiện thủ tục quyết định đầu tư và chưa phân bổ vốn, lãnh đạo TP.HCM đề nghị các cơ quan chủ quản, chủ đầu tư khẩn trương đẩy nhanh thủ tục, hoàn thiện hồ sơ trước ngày 20.3.Các sở ngành, quận huyện phối hợp chủ đầu tư khẩn trương rà soát, nghiên cứu giải pháp rút ngắn thời gian thực hiện, hoàn tất thẩm định và quyết định đầu tư dự án trước ngày 30.3.
So với quy định trước đây tại luật Giao thông đường bộ (GTĐB), điểm khác biệt là luật mới "khống chế" tổng thời gian lái xe trong một tuần không quá 48 giờ.Anh Nguyễn Trung (trú Ninh Bình), có gần 5 năm lái xe đầu kéo, cho rằng nghề tài xế lái nhiều thì thu nhập đảm bảo, lái quá ít thì thu nhập bấp bênh. Anh ủng hộ việc siết chặt quy định về số giờ lái xe nhằm đảm bảo trật tự, an toàn giao thông; nhưng nếu quy định cứng 48 giờ một tuần thì việc chấp hành là không hề dễ dàng."Tắc đường, nhất là những ngày cận tết, hoặc gặp một vụ tai nạn khiến giao thông ùn ứ chẳng hạn… khiến xe phải "chôn chân" trên đường; chưa kể sau 4 tiếng phải dừng nghỉ nhưng không thể, vì không có trạm dừng nghỉ hoặc đang tắc đường", anh Trung nói.Ông Đỗ Văn Bằng, Giám đốc Công ty TNHH TM-DV Minh Thành Phát (xe Sao Việt), Chủ tịch Hiệp hội Vận tải TP.Hà Nội, cũng nói quy định lái xe tối đa 48 giờ mỗi tuần là "rất khó" để chấp hành. Trước đây, luật GTĐB chỉ quy định thời gian lái xe tối đa một ngày là 10 giờ, vì thế mỗi tuần tài xế của hãng thường lái xe khoảng 70 giờ. Số giờ này vừa đảm bảo thu nhập cho tài xế, vừa đảm bảo hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp (DN).Theo ông Bằng, lái xe là một nghề chuyên nghiệp, nếu "đóng khung" thời gian làm việc như hành chính sẽ ảnh hưởng rất nhiều. Ông mong muốn cơ quan quản lý có sự điều chỉnh để phù hợp với thực tiễn, nhu cầu của tài xế và DN vận tải.Chủ tịch Hiệp hội Vận tải ô tô VN Nguyễn Văn Quyền chỉ ra nhiều "biến số" ảnh hưởng đến thời gian lái xe của tài xế. Điển hình như hệ thống đường bộ chưa đồng bộ, thường xảy ra tình trạng ùn tắc… Một số tuyến cao tốc chưa có trạm dừng nghỉ, nhất là trục cao tốc Bắc - Nam, xe phải chạy liên tục đến khi ra khỏi cao tốc mới có thể tìm được điểm dừng nghỉ.Những yếu tố khách quan nêu trên dẫn đến người điều hành vận tải và người lái xe không hoàn toàn làm chủ được thời gian lái xe; người lái xe và cả DN đều có thể bị xử phạt.Cũng theo ông Quyền, các DN kinh doanh vận tải đường dài, như tuyến Bắc - Nam, Tây Bắc… thông thường bố trí 2 lái xe. Nếu áp dụng theo quy định tại luật Trật tự, an toàn GTĐB, các DN phải bố trí 3 lái xe. Việc này không chỉ ảnh hưởng đến chi phí hoạt động DN mà còn rất khó thực hiện, vì theo thiết kế của ô tô đầu kéo chỉ có 2 ghế và quy định chỉ được 2 người ngồi (kể cả xe có thiết kế giường nằm).Ông Nguyễn Văn Quyền cho biết, mới đây Hiệp hội Vận tải ô tô VN và Hiệp hội Logistics Hà Nội đều có văn bản kiến nghị gỡ vướng quy định liên quan đến số giờ lái xe của tài xế kinh doanh vận tải.Ban đầu, Hiệp hội Vận tải ô tô VN đề nghị nâng thời gian lái xe tối đa trong một tuần lên 55 - 60 giờ, sau đó đề nghị nâng lên 70 giờ. Hiệp hội này dẫn chứng tại Liên minh châu Âu (EU) quy định số giờ lái xe tối đa của người lái ô tô là 56 giờ/tuần, ở Mỹ từ 60 - 70 giờ/tuần, Nhật Bản khoảng 60 giờ/tuần…Theo ông Quyền, đa số các quốc gia trên đều có chất lượng hạ tầng giao thông tốt hơn VN, thời gian được phép lái xe đều cao hơn 48 giờ mỗi tuần. Căn cứ vào chất lượng hạ tầng giao thông của VN, hiệp hội kiến nghị nâng thời gian lái xe như đã nêu, đồng thời chỉ xử phạt khi thời gian lái xe liên tục và trong một ngày vượt quá 10% quy định.Trong khi đó, Hiệp hội Logistics Hà Nội dẫn số liệu khảo sát cho thấy thời gian lái xe liên tục trong một tuần của tài xế kinh doanh vận tải ở VN hiện nay khoảng 60 - 65 giờ (vận tải đường ngắn dưới 300 km) và trên 65 giờ (vận tải đường dài trên 300 km). Việc quy định tối đa 48 giờ mỗi tuần khiến số giờ làm việc của lái xe bị giảm khoảng 20 - 30%, thu nhập giảm, giá cước vận tải tăng… Hiệp hội này kiến nghị điều chỉnh số giờ làm việc của lái xe lên 65 giờ một tuần, đồng thời chưa tiến hành xử phạt lái xe, DN trong thời gian tới để xem xét, điều chỉnh thời gian làm việc của lái xe cho phù hợp hoàn cảnh thực tế.Đại diện Cục CSGT Bộ Công an cho biết, quy định về thời gian lái xe nhằm bảo đảm các quy định có liên quan của bộ luật Lao động cũng như Công ước Vienna về GTĐB. Trong đó, bộ luật Lao động quy định thời gian làm việc bình thường của người lao động tại VN không quá 8 giờ một ngày và 48 giờ một tuần.Theo đại diện Cục CSGT, sau 4 tiếng lái xe liên tục, người lái xe có thể nghỉ ngơi khoảng 15 phút và được phép lái xe tiếp tục hành trình. "Khi lái tập trung quá lâu với thời gian trên 4 tiếng liên tục, theo nguyên lý sẽ dẫn đến tình trạng mệt mỏi. Việc nghỉ ngơi giúp hệ thần kinh ngắt tình trạng căng thẳng, giúp tái tạo sức lao động", vị đại diện CSGT nhận định.Đại diện Cục CSGT cho rằng, trong các tình huống bất khả kháng như tắc đường hoặc điểm dừng xe nghỉ ngơi không đảm bảo…, tài xế có thể tiếp tục hành trình để thoát khỏi khu vực đó. Khi xem xét các tình huống, CSGT sẽ tính toán thêm các yếu tố liên quan, không chỉ tập trung vào xử phạt. Tuy nhiên, người lái xe sau khi thoát khỏi khu vực bất khả kháng, cần thực hiện ngay việc nghỉ ngơi, tránh lạm dụng để cố lái xe.Đại diện Cục CSGT cũng khuyến cáo cơ quan chức năng sẽ tập trung kiểm soát các lái xe đường dài sao cho họ có sự chủ động, lường trước và tính toán về thời gian nghỉ ngơi hợp lý, đúng quy định.Theo quy định tại Nghị định 168/2024, tài xế ô tô kinh doanh vận tải và vận tải nội bộ nếu lái xe quá thời gian quy định hoặc không thực hiện đúng quy định về thời gian nghỉ giữa 2 lần lái xe liên tục sẽ bị phạt tiền 3 - 5 triệu đồng. Hình phạt bổ sung là trừ 2 điểm giấy phép lái xe. Ngoài ra, chủ xe để cho tài xế của mình lái xe liên tục quá thời gian quy định, cũng sẽ bị xử phạt 4 - 6 triệu đồng (cá nhân) và 8 - 12 triệu đồng (tổ chức). CSGT sẽ kiểm soát dữ liệu từ camera hành trìnhTheo quy định tại luật Trật tự, an toàn GTĐB, ô tô kinh doanh vận tải phải lắp thiết bị giám sát hành trình; ô tô chở người từ 8 chỗ trở lên (không kể chỗ của tài xế) kinh doanh vận tải, ô tô đầu kéo, xe cứu thương, xe cứu hộ giao thông phải lắp thiết bị giám sát hành trình và thiết bị ghi nhận hình ảnh người lái xe.Cục CSGT cho biết, kể từ 1.1.2025, lực lượng CSGT được giao nhiệm vụ quản lý, vận hành, sử dụng hệ thống quản lý dữ liệu thiết bị giám sát hành trình và thiết bị ghi nhận hình ảnh người lái xe. Việc này nhằm phục vụ công tác đảm bảo an ninh, trật tự, an toàn GTĐB và xử lý hành vi vi phạm, quản lý nhà nước về vận tải đường bộ. Dữ liệu cũng sẽ được kết nối, chia sẻ với Cục Đường bộ VN (Bộ GTVT), sở GTVT các tỉnh, thành phố trực thuộc T.Ư và các cơ quan có liên quan theo quy định pháp luật.
Bộ Quốc phòng nghiên cứu 'đi nghĩa vụ quân sự trước khi học đại học hoặc nghề'
Theo Wccftech, hiện có nhiều nguồn đáng tin cậy xác nhận Steam đang lên kế hoạch phát hành kính VR Deckard vào cuối năm 2025. Đây là thiết bị VR độc lập, không dây và có giá bán dự kiến 1.200 USD cho toàn bộ gói sản phẩm, bao gồm cả một số trò chơi hoặc bản demo đi kèm.Deckard sẽ sử dụng hệ điều hành SteamOS, vốn được phát triển cho Steam Deck, nhưng sẽ được tùy chỉnh để phù hợp với thực tế ảo. Một tính năng quan trọng của thiết bị là khả năng chơi các trò chơi màn hình phẳng trên Steam Deck dưới dạng VR trên một màn hình lớn mà không cần kết nối với PC. Điều này hứa hẹn mang lại trải nghiệm đa dạng hơn cho người dùng, không chỉ giới hạn trong các trò chơi thực tế ảo truyền thống.Những thông tin rò rỉ trước đó cũng tiết lộ về bộ điều khiển mới của Deckard, có tên mã Roy, từng xuất hiện trong bản cập nhật SteamVR. Ngoài ra, Valve có thể sớm tổ chức các buổi giới thiệu nội bộ về thiết bị này.Valve từng đề cập đến việc phát triển kính VR mới vào cuối năm 2022. Khi đó, nhà thiết kế sản phẩm Greg Coomer cho biết công ty vẫn đang đầu tư vào công nghệ thực tế ảo và muốn giữ nền tảng mở thay vì độc quyền trên một hệ sinh thái nhất định.Deckard sẽ là sản phẩm tiếp theo sau Valve Index, mẫu kính VR ra mắt vào năm 2019. Index từng được đánh giá cao về công nghệ và đi kèm trò chơi Half-Life: Alyx, nhưng doanh số vẫn ở mức hạn chế do giá bán cao. Khi đó, người sáng lập Valve, Gabe Newell, từng đề cập đến việc nghiên cứu một mẫu kính VR không dây và Deckard có vẻ là bước tiến trong hướng đi này.Mức giá của Deckard gần tương đương với Valve Index nếu tính theo lạm phát, cho thấy Valve tiếp tục nhắm đến phân khúc cao cấp thay vì thị trường phổ thông. Việc thiết bị hoạt động độc lập có thể giúp mở rộng khả năng sử dụng, nhưng mức giá cao có thể khiến nó khó tiếp cận với số đông. Hiện tại, Valve chưa xác nhận thông tin về Deckard và các buổi giới thiệu nội bộ có thể sớm diễn ra trước khi có thông báo chính thức.